I- Lập kế hoạch tài chính
1.1. Cơ sở lập kế hoạch tài chính
– Kế hoạch kinh doanh tổng thể các hoạt đông hiện tại của DN
– Kế hoạch đầu tư mới của HĐQT từ đầu năm
– Dòng vốn nhàn rỗi tại từng thời điểm
– Phân tích đánh giá hiệu quả của của các dự án
– Các khoản vay hiện tại
– Các dữ liệu nghiên cứu cảnh báo về rủi ro lạm phát, chính sách thuế…
1.2. Phương pháp lập
– Xác định nguồn tài chính đầu kỳ
– Lập kế hoạch dòng tiền theo kế hoạch kinh doanh
– Lập kế hoạch trả các khoản nợ
– Lập kế hoạch thu hồi các khoản nợ
– Lập kế hoạch bán các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn
– Tính toán dòng tiền tồn tại mỗi kỳ (tháng) => Tính ra nhu cầu vốn
– Lên kế hoạch tìm kiếm nguồn vốn nếu thiếu hoặc kế hoạch đầu tư tài chính nếu có nguồn vốn nhàn rỗi
1.3. Nguyên tắc lập kế hoạch tài chính
– Phải có căn cứ xác thực mới đưa vào kế hoạch
– Kế hoạch chi bao giờ cũng được nhân lên từ 10%-20%
– Kế hoạch thu bao giờ cũng đưa ra mức 100% nhưng sẽ kỳ vọng đạt 80%
– Luôn luôn đưa các số liệu rủi ro vào kế hoạch để có các nguồn dự phòng
1.4. Mẫu kế hoạch tài chính

II- Quản trị dòng tiền
2.1 Lập kế hoạch dòng tiền: năm/tháng/tuần
– Từ kế hoạch tài chính lập kế hoạch dòng tiền theo năm (Mẫu)

– Từ KH dòng tiền năm lập kế hoạch dòng tiền theo tháng: cho các tháng (mẫu)

– Từ kế hoạch tuần lập kế hoạch thu chi trong tuần (Mẫu)



2.1. Giám sát thực hiện kế hoạch dòng tiền
Quản trị dòng tiền thu kinh doanh
– Bám sát kế hoạch các nguồn thu như đã lập trong kế hoạch tuần
– Phân tích, tìm hiểu nguyên nhân các nguồn thu không đảm bảo đúng hạn
– Tìm phương án để thu hồi các khoản phải thu đã quá hạn
– Tìm hiểu đối tượng phải thu để đưa ra chi phí thu hồi tối ưu
– Tìm các nguồn thu bổ sung/thay thế cho nguồn thu bị quá hạn trong trường hợp dòng tiền bị hụt âm: Lên chương trình chiết khấu thanh toán ngay, bán các hàng hóa tồn kho lâu năm với mức giá thu hồi vốn, tìm nguồn vay ngắn hạn…
Quản trị dòng tiền chi kinh doanh
Thực hiện các khoản chi theo đúng kế hoạch: số tiền chi thấp hơn hoặc bằng kế hoạch, số tiền chi theo đúng thời điểm, số tiền chi phải nhìn thấy nguồn thu về
Kiểm soát và tối ưu các khoản chi: Tìm các nguồn cung cấp hàng hóa, nguyên vật liệu, dịch vụ với mức giá thấp nhất, mức tín dụng tốt nhất và thời gian mua linh động
Đàm phán với nhà cung cấp trước ngày đến hạn nếu nhận thấy dòng tiền thu chưa đúng kế hoạch và dòng tiền tồn không đủ chi trả đúng hạn khoản nợ
Thường xuyên bám sát ngày đáo hạn các khoản vay để chủ động chuẩn bị nguồn chi trả các khoản vay tránh bị rơi vào nợ xấu, giảm điểm tín dụng
Quản trị dòng tiền đầu tư:
– Khi đầu tư, đặc biệt là đầu tư tài chính nhất thiết phải có một chuyên gia về tài chính làm cố vấn cho các quyết định đầu tư của DN, không đầu tư theo cảm giác, kinh nghiệm không chuyên môn
– Phân tích khoản đầu tư để cân nhắc chi đầu tư thời điểm nào thì thích hợp hoặc chuyển đổi kế hoạch đầu tư
– Phối hợp với dòng tiền kinh doanh để đưa ra các quyết định đầu tư, ưu tiên trước cho dòng tiền kinh doanh
– Không cố chờ các khoản đầu tư tăng cao đỉnh điểm mới bán ra mà chỉ cần tính toán mức lợi nhuận đảm bảo cao hơn lợi nhuận từ kinh doanh thì có thể bán để thu hồi dòng tiền an toàn
– Không mua vào các khoản đầu tư có giá cao hơn giá trị thực một cách bất thường
– Bán ra ngay khi thấy một số khoản đầu tư bị đẩy giá cao lên một cách bất thường
Quản trị dòng tiền tồn:
– Luôn luôn đảm bảo một dòng tiền an toàn, có thể chuyển đổi nhanh nhưng vẫn sinh lời để có thể bù đắp trong các trường hợp dòng tiền bị thiếu hụt
– Tìm các phương án đầu tư khi dòng tiền nhàn rỗi tạm thời quá lớn với mục tiêu dòng tiền sinh lời, có thể chuyển đổi phù hợp với thời gian nhàn rỗi, và tuyệt đối an toàn để không ảnh hưởng đến việc kinh doanh
– Trong các trường hợp dòng tiền nhàn rỗi không đều nhưng dư bình quân ổn định thì cần cân nhắc các phương án đầu tư dài hạn để đảm bảo lợi nhuận cao, và tìm các phương án bổ sung dòng tiền thiếu hụt trong thời hạn ngắn do chuyển dòng tiền đi đầu tư dài hạn
– Thường xuyên cập nhật tiền lãi của dòng đầu tư để đảm bảo số liệu đúng của dòng tiền và lên được kế hoạch chi tiêu chính xác
2.2. Điều chỉnh kế hoạch dòng tiền
– Khi dòng tiền thu không đảm bảo kế hoạch thì ngay lập tức điều chỉnh dòng tiền chi tương ứng
– Khi dòng tiền thu từ kinh doanh không đảm bảo nhưng dòng tiền tổng vẫn có thể được bổ sung thì vẫn phải giữ dòng tiền chi đầu tư với mục đích ban đầu
– Khi dòng tiền thu chi từ kinh doanh không đảm bảo đúng kế hoạch và có khả năng thiếu hụt trong từng giai đoạn thì cân nhắc dòng tiền chi đầu tư và điều chỉnh kế hoạch dòng tiền đầu tư
– Thay đổi thời gian của dòng tiền tịnh tiến khi dòng tiền thu bị chậm tiến độ so với thời hạn kế hoạch nhưng vẫn đủ chắc chắn thu hồi được
– Khi một dòng tiền thu có đủ bằng chứng không thu được thì phải điều chỉnh kế hoạch gạt bỏ dòng tiền thu đó ra ngoài để tìm các phương án bổ sung khác, đảm bảo dòng tiền an toàn
– Điều chỉnh dòng tiền được thực hiện theo tuần/tháng

2.3. Quản trị dòng tiền thông qua một số quản trị các khoản mục tài sản và nguồn vốn
– Quản trị dòng tiền trong quản trị các khoản phải thu
– Quản trị dòng tiền trong quản trị các khoản phải trả
– Quản trị dòng tiền trong việc quản trị dòng đầu tư tài chính
– Quản trị dòng tiền trong quản trị hàng tồn kho
– Quản trị dòng tiền trong quản trị đầu tư tài sản dài hạn
Trả lời